Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Phát triển dịch vụ nông nghiệp: Niềm vui cho nhà nông
Ra ngõ gặp dịch vụ, đó là mơ ước của bất cứ người nông dân nào và trong những năm qua, việc phát triển dịch vụ nông nghiệp đã được các ngành quan tâm và các doanh nghiệp cũng tích cực mở rộng đại lý phân phối trên các địa bàn cả nước. Chính điều này đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của người dân có những bước tiến nhanh chóng.Thời gian tới, dự báo dịch vụ nông nghiệp sẽ tiếp tục có những bước tiến mới, mang lại niềm vui cho nhà nông.


Một cán bộ đã công tác lâu năm trong ngành nông nghiệp phân tích, điểm khó khăn trong phát triển dịch vụ nông nghiệp là địa hình quá phức tạp và khó khăn, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và nhỏ lẻ, chưa tập trung. Chính vì vậy, dịch vụ nông nghiệp như thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giống cây trồng, hay dịch vụ phân bón… vẫn đa phần dừng lại ở các khu vực trung tâm như thành phố, thị trấn, thị

tứ và trung tâm cụm xã. Tuy nhiên, nếu đứng ở một góc nhìn khác, thì chính việc dịch vụ nông nghiệp chưa vươn tới được các khu vực vùng sâu, vùng xa lại là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn tại các địa phương này.

Trước tiên nói về dịch vụ thuốc BVTV, theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 260 chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV. Nhưng trong số này có trường hợp chứng chỉ đã hết hạn chưa đến đổi, có trường hợp chưa đến lấy chứng chỉ và có nhiều trường hợp có chứng chỉ nhưng không hành nghề kinh doanh. Như vậy, loại trừ ra thì số cơ sở hoạt động kinh doanh thuốc BVTV hiện nay là không nhiều. Thậm chí, có những nơi dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu, người dân vẫn phải “liều” chọn mua thuốc trôi nổi từ những gánh hàng rong. Dịch vụ thuốc thú y cũng chẳng “khá khẩm” gì hơn, khi mà thống kê trên địa bàn toàn tỉnh, hiện nay chỉ có trên dưới 100 điểm kinh doanh dịch vụ thuốc thú y, quá ít so với nhu cầu của người dân.



Riêng về dịch vụ phân bón và giống cây trồng, trong thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Việc một số dịch vụ nông nghiệp được mở rộng đã có tác dụng bổ khuyết cho các dịch vụ khác. Ví dụ điển hình là nếu như trước đây Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp chưa thực hiện cung ứng thuốc BVTV, thì hiện nay Công ty đã và đang đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ và dự kiến trong năm 2010 sẽ thực hiện cung ứng hàng ngàn tấn thuốc BVTV, đây sẽ chính là nguồn bổ sung rất lớn cho dịch vụ thuốc BVTV còn mỏng manh hiện nay. 

Cùng với các công ty,  cũng đang có một số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ nông nghiệp, như một số doanh nghiệp cung ứng phân bón và giống cây trồng. Thêm vào đó là sự ra đời của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn các địa phương, giải quyết đáng kể nhu cầu về vật tư nông nghiệp cho người dân. Không chỉ vậy, trong tương lai không xa, ngay cả đội ngũ khuyến nông viên

cơ sở cũng sẽ tham gia cung ứng dịch vụ nông nghiệp. Trong đề án nâng cao chất lượng khuyến nông, thì mỗi khuyến nông viên cũng phải là một “đại lý di động” trong việc cung ứng dịch vụ nông nghiệp đảm bảo chất lượng. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với mạng lưới dịch vụ nông nghiệp trên cả nước

Tin tưởng rằng, thời gian tới dịch vụ nông nghiệp sẽ có những bước tiến mới, gắn liền với đó là chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên, còn giá cả sẽ có xu hướng giảm, bởi sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng. Điều quan trọng nhất chính là với sự phát triển của mình, mạng lưới dịch vụ nông nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh theo hướng tập trung, với quy mô lớn và hiệu quả kinh tế cao, mang lại niềm vui cho nhà nông.

- See more at: http://phanbongroup.com/kien-thuc-nha-nong/30/phat-trien-dich-vu-nong-nghiep-niem-vui-cho-nha-nong.html#sthash.rDXSUqDl.dpuf

Phân bón Thiên Ân - Người bạn đồng hành đáng tin cậy của nhà nông
Sản phẩm của Phân bón Thiên Ân được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, qui trình sản xuất tiêu chuẩn đã cho ra đời dòng sản phẩm phân bón THIÊN ÂN chất lượng vượt trội, công thức hoàn hảo, phân bón công nghệ mới, dinh dưỡng cao, chất lượng ổn định, tan nhanh, phù hợp khí hậu khô hạn. Công nghệ hiện đại - Chu trình hợp chuẩn - Chứng nhận hợp qui. Cùng với các chuyên gia hàng đầu, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực, phân bón Thiên Ân ứng dụng công nghệ vi sinh (quá trình lên men vi sinh) tiên tiến nhất vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm vượt trội về chất lượng, do tối đa hóa được khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Đây là công nghệ tiên tiến nhất và phù hợp với quy trình sản xuất nông sản sạch đạt tiêu chuẩn GAP, GMP …



Mỗi sản phẩm Phân bón Thiên Ân  cũng có một công thức riêng, đặc biệt chuyên dùng cho từng loại cây trồng và từng giai đoạn phát triển của cây, cũng như từng bộ phận của cây như: Thân, cành, rể, lá, hoa, củ . . .

Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm của Phân bón Thiên Ân  thường xuyên được trao đổi, học tập từ các chuyên gia hàng đầu Thế giới về lĩnh vực phân bón, để luôn cập nhật quy trình công nghệ mới, nhằm tạo ra các sản phẩm tốt nhất trên thị trường. Ngoài việc quan tâm hàng đầu về chất lượng sản phẩm, Phân bón Thiên Ân cũng rất quan tâm đến giá thành sản phẩm và cố gắng làm sao để giá thành thấp nhất đến tay người nông dân, vì phân bón Thiên Ân  luôn tâm niệm rằng Nhà nông thịnh vượng thì chúng tôi mới phát triển. Vì lợi ích Nhà nông và sức khỏe Cộng đồng, chất lượng sản phẩm luôn là sự quan tâm hàng đầu của Phân bón Thiên Ân.

Với phương châm lấy chất lượng làm Nền tảng và Kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, Phân bón Thiên Ân luôn nổ lực tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.  Quý khách hàng có thể an tâm tuyệt đối về chất lượng sản phẩm của cphân bón Thiên Ân. Phân bón Thiên Ân  luôn phấn đấu để hướng tới một sản phẩm hoàn hảo và được yêu chuộng tại Việt Nam. 
Những sự thật thú vị về đất ít ai biết!

Vì sao đất quan trọng?

Các loại cây trái và rau màu có rễ nằm trong đất. Vậy ý nghĩa của đất là gì?

Đất là vật chất sống, bao gồm nhiều thành phần tương tác với nhau quy định sức khỏe của cây trồng. Đất chứa nhiều  khoáng chất như: cát, bùn, đất sét - tỷ lệ các chất này quyết định kết cấu của đất. Các loại phân mùn hữu cơ sẽ quyết định độ phì của đất. Các chất mùn hữu cơ liên tục được tái tạo là như các sinh vật sống trong đất. Đất là nhà của vô vàn các loại vi sinh vật. Các vi sinh vật thúc đẩy sự hấp thụ Carbon trong đất, giúp giảm đi các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Bằng cách kiết hợp với rễ cây, vi khuẩn và nấm, những vị anh hùng của đất này giúp cây tránh xa bệnh hại và giúp cây hấp thụ nước, chất dinh dưỡng tốt hơn. 1 Gram đất chứa khoảng 1 tỷ con vi khuẩn với từ 5000 – 25.000 loại khác nhau. Một “ngôi sao” khác của đất là giun đất, với tỷ lệ giun đất khoảng 25.000 con/ha. 1 Con giun đất giúp chuyển hóa hàng trăm tất đất trong 1 năm. Khi di chuyển và đào hang, giun sẽ tạo đường rãnh giúp đất tơi xốp, tăng tốc độ hấp thụ nước, chất dinh dưỡng cây trồng và tránh xói mòn đất.

Sức khỏe của đất có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng đất lại đang gặp nguy hiểm!!! Việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học đã diệt khuẩn và tước đi sự sống của nhiều vi sinh vật. Khi cây thiếu dinh dưỡng hữu cơ từ đất, chúng sẽ phụ thuộc vào hóa chất, hệ miễn dịch của cây yếu dần nên nó cần nhiều hơn dinh dưỡng từ hóa chất để có thể tồn tại.

Người nông dân có thể hưởng lợi từ tự nhiên nhưng lại chi rất nhiều tiền để mua hóa chất, để rồi bị phụ thuộc vào nó. Vòng tuần hoàn đó liên tục lặp lại và tiêu tốn tiền của người nông dân. Cây thiếu trầm trọng dưỡng chất từ tự nhiên nên chất lượng rau quả bị giảm sút, ít Vitamin, thiếu dưỡng chất, ngoài ra rau quả còn tồn dư hóa chất độc hại.

Chúng ta cần có giải pháp ngay lập tức và giải pháp chính là nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp sinh thái rất coi trọng quy luật tự nhiên của đất, các vùng đất bạc màu có thể tái sinh lại sự sống và chống lại những ảnh hưởng xấu từ hóa chất, nhưng bằng cách nào??? Bằng cách bón cho đất hỗn hợp phân chuồng và phân ủ. Trồng luân canh, không cày xới đất để tránh làm hại tới vi sinh vật trong đất. Nông nghiệp sinh thái giúp chúng ta lưu giữ quy luật từ tự nhiên. Nhờ vật mọi người được sử dụng những thực phẩm tươi, ngon, sạch. Điều quan trọng của bạn nên nhớ rằng. Đất sống khỏe mạnh sẽ tốt cho sức khỏe, tốt cho nông dân, tốt cho môi trường và tốt cho trái đất.

Nguồn: The Green | EFA (In the European Parliament)
Tìm hiểu quy trình trồng dưa lưới bằng công nghệ cao
Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là ra ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 - 90 ngày (tùy vào giống). Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, ngày nay dưa lưới được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và chủ yếu được bán tươi, dưa lưới được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao. Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và hệ tim mạch khỏe mạnh.


Dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 18 - 28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12oC. Dưa có thể chịu nhiệt độ lên tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày. Cây dễ chết trong điều kiện sương giá. Độ ẩm cao làm cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả và gây ra bệnh trên lá. Cây phát triển tốt trên đất nhiều mùn, pH=6-7, không chịu được đất quá axit và úng nước.

Mật độ trồng trồng dưa lưới

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy dưa lưới có nhiều mật độ trồng khác nhau và cho năng suất trái khác nhau. Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2006), hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 60 cm (25.000 cây/ha). Theo Khánh Thị Bích Thủy (2012), mật độ trồng dưa lưới ở đồng ruộng: nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 - 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên đất, lượng giống từ 400 - 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9.000-10.0000 cây/ha.

Chế độ tưới nước cho dưa lưới

Theo Tekiner và cs (2010), với ba khoảng thời gian tuới khác nhau (I1 = 4 ngày, I2 = 8 ngày và I3 = 12 ngày) và bốn hệ số bốc thoát hơi nuớc khác nhau (Kcp1 = 0,50; Kcp2 = 1,00; Kcp3 = 1,50; Kcp4 = 2,00) được sử dụng dể tính toán lượng nước tưới thì tổng lượng nước tưới dao dộng từ 168-871 mm và năng suất thu được khác nhau từ 14,20-49,04 tấn/ha. Năng suất cao nhất thu được từ nghiệm thức có khoảng thời gian lưới lớn nhất với hệ số bốc thoát hơi nuớc thấp nhất (I3Kcp1).

Kỹ thuật bấm ngọn cây dưa lưới

Theo công ty MIYOWA, Nhật Bản (2012): dưa lưới sau khi trồng có 4 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1, giữ lại 2 nhánh sinh truởng tốt. Tỉa bỏ nhánh cấp 2 từ vị trí lá thứ 11 trở về gốc, từ lá thứ 12 - 17 để nhánh ra quả, sau khi nhánh ra quả để thêm 1 lá nữa thì bấm ngọn nhánh. Ở mỗi nhánh cấp 1, chọn để 2 quả, số quả trên cây là 4 quả. Số quả thu được trên 1 cây là từ 1 - 4 quả. Sau dó tỉa hết các cành nách cho thông thoáng, các cành ở vị trí lá thứ 23-25 sẽ để lại 1 - 2 lá và bấm ngọn cành. Khi dưa lưới đạt khoảng 25 lá thì tiến hành bấm ngọn 2 nhánh cấp 1.

Chế độ dinh dưỡng cây trồng (phân bón) cho cây dưa lưới

Dưa lưới (Cucumis melo L.) duợc xem là loại trái cây số một tại Châu Âu và chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua. Trong dó, Galia muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống dưa lai F1 nổi tiếng và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lưới có hình dạng tương tự (vỏ quả màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm). Dưa lưới được trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Ðông và một số quốc gia Châu Á. Trong đó, Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc và Israel là những quốc gia xuất khẩu dưa lưới hàng đầu cho thị truờng Châu Âu.

Nghiên cứu ảnh huởng của kali đối với năng suất và chất luợng của dưa lưới trồng trong nhà kính tại Thổ Nhi Kỳ cho thấy việc thay đổi hàm lượng K2O ở các mức 200, 400, 600 ppm không làm ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, số quả và độ chắc của quả ở công thức bón 400, 600 ppm cao hơn công thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tác động lên năng suất không cần thiết phải sử dụng K2O vượt qua mức 300 ppm. Thế nhưng với mục tiêu cải thiện chất lượng quả có thể tăng hàm lượng K2O lên tới 600 ppm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.

Các tài liệu công bố về công thức phân bón cho dưa lưới cũng có sự khác nhau. Trường Ðại học Florida đưa ra công thức phân bón dùng cho dưa lưới trồng trong nhà màng tưới qua hệ thống nhỏ giọt với nồng độ N nguyên chất thay dổi tăng dần từ 80 - 180 ppm theo giai đoạn sinh trưởng của cây, K2O từ 150-225 ppm và P2O5 là 50 ppm. Hartz và cs (1999), cho biết tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cho dưa lưới thực hiện năm 1995 và 1996 tương ứng là 530 và 490 mm, dung dịch phân bón với tỷ lệ N:P:K là 5:3:8 và vi chất dinh dưỡng, tất cả được hòa tan vào nước rồi bón cho cây thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tổng lượng phân N khoảng 0,035 kg/m2.

Thu hoạch dưa lưới

Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ. Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 - 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v... Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 - 100 ppm.

Nguồn: Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ 7/2014, CESTI

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

PHÂN KHOÁNG NPK HỮU CƠ 20-20-15+9,5%HC

THÀNH PHẦN:
- Đạm (N) :  20%
- Lân (P2O5):  20%
- KaLi (K2O): 15%
- Hữu cơ: 9,5%

ĐẶC ĐIỂM:
- Là sản phẩm có tính dễ tan, dễ tiêu, để bón hoặc tưới cho cây trồng, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Bổ sung hàm lượng hữu cơ làm cho đất tơi xốp, cải tạo môi trường đất, giảm chất độc trong đất.
- Phân có chưa hàm lượng dinh dưỡng đa, trung vi thiết yếu cho  cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Tăng năng suất chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế.
Đặc biệt có bổ sung TRICHODERMA nhóm kháng bệnh cho cây.

CÁCH SỬ DỤNG:
- Sử dụng cho tất cả các loại cây trồng.
- Lúa 300 – 400 kg/ha. Chia ra bón thúc cây non, thúc đẻ nhánh và thúc làm đòng.
- Bắp 300 – 500 kg/ha. Chia ra bón lót, thúc cây non, thúc cây chuẩn bị trổ cờ.
- Cây công nghiệp ( tiêu, cà phề, cao su….): 200 – 400 kg/ha/lần.
- Thanh long : Bón 400 – 500 g/trụ/ lần, bón 4 lần sau thu hoạch, tháng 12, tháng 2, tháng 4.
- Rau màu: 100 – 150 kg /ha/lần.
- Cây trồng khác: 100 – 200 kg/lần.
PHÂN HỮU CƠ VI SINH SUPER TAC BÓN THÚC THIÊN ÂN

THÀNH PHẦN:
- Độ ẩm: 30%
- Hữu cơ : >15%
- Vi sinh vật cố định đạm: 1 x 106 CFU/g
- VI sinh vật phân giải lân: 1 x 106 CFU/g
- Vi sinh vật phân giải Cellulose: 1 x 106 CFU/
- Ngoài ra còn có: N,P,K, Axit Humic, Silic, TRICHODERMA cùng một số các nguyên tố trung vi lượng, kích thích tố giúp phát triển vùng rễ cây trồng.
ĐẶC ĐIỂM:
- Tăng độ phì, độ xốp, chống chịu hạn, phàn mặn.
- Tăng một số vi sinh vật hữu ích cho đất trồng giúp tổng hợp đạm tự do, phân hủy lân khó tiêu, phân hủy chất hữu cơ. Biến những xác bã thực vật dư thừa, phân bón bị cố định thành hữu dụng.
- Giảm 30 - 40% lượng phân hóa học cần bón. Kích thích phát triển rễ và khống chế các bệnh héo rũ sinh ra từ các mần bệnh trong đất. Phòng trừ mối, rệp sáp, tuyến trùng đất.
CÁCH SỬ DỤNG:
- Cây ăn trái các loại: Xoài, Mãng Cầu, Nhãn, Vãi, Sầu riêng, Chôm chôm, Cam, Quýt, Bưởi,...
+ Bón xung quanh gốc cây ( theo tán lá). Bón 3 - 4 lần/ năm, mỗi lần 3 - 5kg/cây.
- Cây rau màu các loại: Dưa chuột, Dưa hấu, Bầu, Bí, Mướp, Cà rốt, Cà chua, ớt, Hành, Nho,...
+ Bón Rải đều trên mặt ruộng. Bón thúc cho cây trồng 300 - 500 kg/ha.
- Cây công nghiệp:  Cà Phê, Tiêu, Trà, Thuốc lá, Bông, Vãi, Nhọ,...
+ Bón xung quanh gốc cây, chia làm 3 lần bón cho mỗi vụ. Mỗi lần bón 3-5 kg/cây.
- Cây lương thực: Lúa,  
Bón lót trước khi sạ bừa lần cuối 150 - 300 kg/ha .
- Cây hoa các loại: Hồng, Cúc, Lay ơn và các loại hoa khác.
+ Bón lót trước khi trồng 3-5kg/cây.
Có thể kết hợp bón với phân hóa học.
LƯU Ý: phủ lên một lớp xác bã thực vật hay đất mịn, tưới liên tục 3 - 5 ngày
PHÂN KHOÁNG NPK HỮU CƠ 16-8-16+9,5%HC


THÀNH PHẦN:
- Đạm (N) :  16%
- Lân (P2O5): 8%
- KaLi (K2O): 16%
- Hữu cơ: 9,5%
ĐẶC ĐIỂM:
- Là sản phẩm có tính dễ tan, dễ tiêu, để bón hoặc tưới cho cây trồng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác.
- Bổ sung hàm lượng NPK, trung vi lượng, làm cho đất tơi xốp, cải tạo môi trường đất, giảm chất độc trong đất.
- Tăng năng suất chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế.

CÁCH SỬ DỤNG:
- Cây ăn trái các loại: Xoài, Mãng Cầu, Nhãn, Vãi, Sầu riêng, Chôm chôm, Cam, Quýt, Bưởi,...
+ Bón xung quanh gốc cây ( theo tán lá). Sau khi thu hoạch bón 200-300 kg/ha.
- Cây rau màu các loại: Dưa chuột, Dưa hấu, Bầu, Bí, Mướp, Cà rốt, Cà chua, ớt, Hành, Nho,...
+ Bón Rải đều trên mặt ruộng. Mỗi vụ bón 3 lần vào thời kỳ cây non, trưởng thành và trước khi thu hoạch, mỗi lần bón 100 - 300 kg/ha. Có thể hoà 1kg với 70-80 lít nước để tưới.
- Cây công nghiệp:  Cà Phê, Tiêu, Trà, Thuốc lá, Bông, Vãi, Nhọ,...
+ Bón xung quanh gốc cây, chia làm 3 lần bón cho mỗi vụ. Mỗi lần bón 150-200 kg/ha.
- Cây lương thực: Lúa, Ngô ( Bắp),... 
+ Bón chia làm 2 thời kỳ : Bón lót và bón đón đồng. Liều lượng sử dụng 250-300 kg/ha.
- Cây hoa các loại: Hồng, Cúc, Lay ơn và các loại hoa khác.
+ Bón định kỳ 1 tháng/ 1 lần, mỗi lần bón từ 50-200g tuỳ theo độ lớn của cây.
PHÂN HỮU CƠ VI SINH SUPER TAC THIÊN ÂN


THÀNH PHẦN:
- Độ ẩm: 30%
- Hữu cơ : >15%
- Vi sinh vật cố định đạm: 2,4 x 106 CFU/g
- VI sinh vật phân giải lân: 2,4 x 106 CFU/g
- Vi sinh vật phân giải Cellulose: 1,2 x 106 CFU/
- Ngoài ra còn có: N,P,K, Axit Humic, Silic, TRICHODERMA cùng một số các nguyên tố trung vi lượng, kích thích tố giúp phát triển vùng rễ cây trồng.
ĐẶC ĐIỂM:
- Tăng độ phì, độ xốp, chống chịu hạn, phàn mặn.
- Tăng một số vi sinh vật hữu ích cho đất trồng giúp tổng hợp đạm tự do, phân hủy lân khó tiêu, phân hủy chất hữu cơ. Biến những xác bã thực vật dư thừa, phân bón bị cố định thành hữu dụng.
- Giảm 30 - 40% lượng phân hóa học cần bón. Kích thích phát triển rễ và khống chế các bệnh héo rũ sinh ra từ các mần bệnh trong đất. Phòng trừ mối, rệp sáp, tuyến trùng đất.
CÁCH SỬ DỤNG:
- Cây ăn trái các loại: Xoài, Mãng Cầu, Nhãn, Vãi, Sầu riêng, Chôm chôm, Cam, Quýt, Bưởi,...
+ Bón xung quanh gốc cây ( theo tán lá). Bón 3 - 4 lần/ năm, mỗi lần 3 - 5kg/cây.
- Cây rau màu các loại: Dưa chuột, Dưa hấu, Bầu, Bí, Mướp, Cà rốt, Cà chua, ớt, Hành, Nho,...
+ Bón Rải đều trên mặt ruộng. Bón lót trước khi trồng 400 - 600 kg/ha.
- Cây công nghiệp:  Cà Phê, Tiêu, Trà, Thuốc lá, Bông, Vãi, Nhọ,...
+ Bón xung quanh gốc cây, chia làm 3 lần bón cho mỗi vụ. Mỗi lần bón 3-5 kg/cây.
- Cây lương thực: Lúa,  
+ Bón chia làm 2 thời kỳ : Bón lót trước khi sạ bừa lần cuối 150 - 400 kg/ha .
- Cây hoa các loại: Hồng, Cúc, Lay ơn và các loại hoa khác.
+ Bón lót trước khi trồng 3-5kg/cây.
Có thể kết hợp bón với phân hóa học.
LƯU Ý: phủ lên một lớp xác bã thực vật hay đất mịn, tưới liên tục 3 - 5 ngày.